Mô hình nuôi rắn mối kiếm kiếm từ triệu của thầy giáo thể dục miền Tây
Mô hình nuôi rắn mối thu hiệu quả kinh tế cao được nhiều bà con nông dân miền Tây áp dụng để làm giàu. Nổi bật trong số đó phải kể đến thầy giáo Nguyễn Văn Thuyết trú tại phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Không chỉ làm giàu từ nghề nuôi rắn mối, anh Thuyết còn lập ra các trang web chuyên loài bò sát này để chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối đến bà con nông dân. Mong ước của anh là ngoài việc tạo ra thu nhập thay đổi cuộc sống của chính mình, anh muốn mọi người cũng có thể làm giàu từ nghề nuôi rắn mối như anh,
Từ thầy giáo đến anh nông dân “chính hiệu”
Anh Nguyễn Văn Thuyết, 44 tuổi, trú tại khóm 10 - phường 1 - TP Bạc Liêu là một trong những nông dân tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu với mô hình nuôi rắn mỗi thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Vốn là một thầy giáo dạy cấp 3, nhưng với niềm đam mê làm “nông dân”, yêu thích các loài bò sát, anh Thuyết đã rẽ hướng sang nuôi rắn mối.
Xuất thân trong một gia đình nghèo ở miền Trung. 4 tuổi, anh thuyết theo ba mẹ từ Hà Tĩnh vào Nam lập nghiệp. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến anh lúc nào cũng nung nấu ý định làm giàu. Anh Thuyết tốt nghiệp trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành thể dục thể thao. Sau đó, anh về dạy cho một trường cấp 1 ở xã nhà. Năm 2008, anh tiếp tục học lên thạc sĩ và sau đó tiếp tục học nghiên cứu sinh ở Trung Quốc. Tốt nghiệp, anh về dạy ở Trường THPT Chuyên thành phố Bạc Liêu. Với nhiều thanh niên cùng trang lứa xuất thân từ nghèo khó, anh Thuyết đã rất thành công. Tuy nhiên, với niềm nuôi bò sát, công trùng. Cùng với mong muốn được làm giàu từ nông nghiệp, anh Thuyết đã không ngừng học hỏi, tìm tòi để phát triển nghề nuôi rắn mối.
Anh Thuyết bên chuồng nuôi rắn mối (Ảnh: Sưu tầm)
Bước đầu, vừa làm thầy giáo, anh Thuyết vừa khởi nghiệp với nghề chăn nuôi. Lúc đầu, anh nuôi bò dê rồi đến nhím, bìm bịp,... Nhưng tất cả đều thất bại. Có lứa thì chết vị dịch bệnh, có lứa thì không bán được khiến anh lỗ hàng chục triệu đồng. Sau nhiều lần thất bại, phải gánh nợ trên lưng, anh Thuyết dường như cảm thấy nghề chăn nuôi không phù hợp với mình. Thế nhưng, anh nông dân trong anh vẫn không ngừng thôi thúc anh tìm hướng đi mới, cố gắng giữ vững niềm tin, không để mình nhụt chí.
Cơ duyên với nghề nuôi rắn mối
Mong muốn làm giàu từ chăn nuôi luôn thôi thúc anh Thuyết học hỏi, tìm hướng đi mới cho mình. Trong một lần tìm thông tin trên internet, anh đọc những những thông tin thú vị rắn mối. Vốn có niềm yêu thích với loài bò sát, anh Thuyết nghĩ ngay đến việc sẽ nuôi rắn mối. Hiểu được giá trị dinh dưỡng, công dụng của rắn mối cũng như nhu cầu thị trường, anh Thuyết bắt đầu mày mò, tìm hiểu về kỹ thuật nuôi rắn mối.
Sau khi đã có những hiểu biết về giống, kỹ thuật nuôi rắn mối, anh Thuyết quyết định xây chuồng, gây dựng đàn rắn mối. Bạn đầu, anh xây 1 chuồng nuôi nhỏ kiên cố. Sau đó anh thả số rắn mối câu được vào nuôi. Đang háo hức với bước đi đầu tiên của mình thì anh rơi ngay vào thất bại. 20 con rắn mối thả hôm trước, sáng hôm sau thức dậy đã “không cánh mà bay”. Anh bàng hoàng và không tìm được nguyên nhân rắn mối đi đâu mất.
Tìm mãi không ra nguyên nhân. Anh Thuyết cho một con rắn mối vào chuông và ngồi quan sát. Anh thấy con rắn mối bò qua tường rời đi một cách dễ dàng. Hiểu được nguyên nhân ở việc xây chuồng không đúng cách. Anh suy nghĩ và đưa ra giải pháp ốp gạch men trơn ở các bờ tường để rắn mối không bò đi được. Sau đó, anh đầu tư xây một cái chuồng rộng 20m2, nền bê tông, thành cao hơn 1 m ốp men trơn, chính giữa bố trí các viên gạch ống để rắn trú ngụ. Có chuồng nuôi ổn định, nhưng việc nuôi rắn mối không dễ như anh tưởng. Những con rắn mang ngoài tự nhiên về nuôi trong chuồng không chịu ăn uống, không phát triển được và cứ chết dần. Anh Thuyết lại tiếp tục mày mò các kỹ thuật nuôi rắn mối để áp dụng. Sau nhiều lần thất bại, anh đã có lứa bán đầu tiên.
Theo kinh nghiệm của anh Thuyết, khi rắn mối cái mang bầu thường bụng sẽ to, bò sẽ chậm chạp hơn. Lúc này, người nuôi cần đưa rắn mối mẹ ra ngoài chuồng khác để nuôi riêng. Con cái sau khi để thì cho lại vào chuồng, tiếp tục chăm sóc đàn con đến khi cứng cáp, khỏe mạnh mới cho vào chuồng nuôi chung, nhằm đề phòng trường hợp rắn mối lớn khi đói bụng sẽ ăn rắn mối con.
Đàn rắn mối của anh Thuyết lên đến hàng nghìn con (Ảnh: Sưu tầm)
Hiện tại, anh Thuyết đang sở hữu chuồng nuôi rắn mối rộng gần 3000m2,với số lượng rắn mối nuôi hơn 70.000 con. Hàng tháng, anh xuất trại hàng ngàn con ohucj vụ nhu cầu tiêu thụ trên khắp cả nước. Anh thuyết cho biết, thời điểm năm 2015, anh thu được hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận từ việc nuôi rắn mối. Hiện nay, thu nhập mỗi tháng của anh Thuyết bình quân hơn 50 triệu đồng, nguồn thu chủ yếu từ việc bán lẻ rắn mối cho các nhà hàng ở địa phương. Nhờ thu nhập từ nguồn nuôi rắn mối, anh Thuyết đã có nhà cửa khang trang.
Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu đến nhiều người
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Thuyết còn mơ ước chia sẻ kiến thức của mình đến nhiều người, để ai cũng có thể có thu nhập tốt như anh. Anh lập ra các trang web chuyên về nuôi rắn mối. Hằng ngày, ngoài công việc nuôi rắn mối, anh còn chia sẻ các clip ngắn, bài viết về cách nuôi, chăm sóc rắn mối để mọi người có thể học hỏi theo.
Ngoài việc chia sẻ kiến thức, anh Thuyết còn thực hiện mô hình khoán công nuôi rắn mối cho cá hộ gia đình trong thôn. Các hộ gia đình sẽ được tư vấn kỹ thuật nuôi, sau đó cung cấp con giống, thức ăn cho rắn mối, thuốc phòng trị bệnh. Với cách này, các hộ gia đình không phải bỏ ra nhiều vốn. Nhưng họ lại nhận được 20% hàng tháng. Các hộ gia đình có thu nhập ổn định từ 10 - 15 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi, chăm sóc rắn mối. Trong quá trình nuôi rắn mối, các hộ gia đình có thể tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn để tự đứng ra chăn nuôi độc lập khi đủ điều kiện.
Hiện nay, anh Thuyết đang quản lý 3 trang web bao gồm: nuoiranmoi.com.vn, trangtraichanuoi.com, ranmoi.vn, nuoiranmoi.com.vn. Đây là những trang chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối của anh Thuyết, nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu và muốn xây dựng mô hình nuôi rắn mối, có thể truy cập các trang trên để xem, học hỏi kinh nghiệm.
>>> Xem thêm: Mô hình nuôi cá cảnh làm giàu hiệu quả
Nếu có thắc mắc hoặcêm muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp
- Thông tin tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp
Cùng chuyên mục
Việc trồng và kinh doanh cây mai vàng không chỉ đem lại lợi nhuận đáng kể mà còn là một hành trình tìm kiếm sự sáng tạo và đam mê. Hãy cùng thông tin nông nghiệp khám phá câu chuyện làm giàu từ cây mai vàng của một lão nông tại Tân Tây, Long An và những câu chuyện hấp dẫn đằng sau của người trồng cây tài ba này.
Anh nông dân 8x Nguyễn Công Ninh (Tiên Sơn, Vũ Chính, Tp Thái Bình, tỉnh Thái Bình) là một trong những người thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn thành công nhất tỉnh Thái Bình. Mỗi năm, anh xuất bán 10 tấn lươn thương phẩm với doanh thu hàng tỷ đồng. Mời bạn cùng Kênh nông nghiệp tổng hợp tìm hiểu về con đường thành công từ chăn nuôi lươn không bùn của anh nông dân 8x Thái Bình.
Thời gian gần đây, Chika Farm - mô hình trang trại kết hợp quán cà phê view núi đồi độc đáo trở thành điểm check in Đà Lạt “hót hòn họt”, thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình. Mô hình nông trai nuôi nhiều loài thú, trong đó có con lạc đà alpaca đã nhanh chóng kích thích được trí tò mò của nhiều người. Ít ai ngờ được, chủ nhân của mô hình nông trại kết hợp quán cà phê này lại của một chàng trai còn rất trẻ. Mời bạn cùng Kênh nông nghiệp tổng hợp khám phá mô hình độc đáo này nhé!
Trong những năm gần đây, mô hình nông nghiệp nuôi cầy hương ngày càng phát triển rộng rãi ở nhiều nơi. Khởi nghiệp từ nuôi cầy hương đã mang đến thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nuôi cầy hương phát triển rộng rãi. Nhiều hộ chăn nuôi ở đây đã có thu nhập khủng, vươn lên làm giàu. Bài viết hôm nay chia sẻ đến bạn một số mô hình nuôi cầy hương ở Bắc Giang thành công, được nhiều người quan tâm, tìm đến học hỏi.
Ý kiến bạn đọc