Theo khảo sát của Agrilyst, 90% nông dân tại Mỹ và các nước phương Tây tin rằng, họ có thể tăng năng suất cây trồng ít nhất 30% nếu được cung cấp đầy đủ và chính xác dữ liệu về các hoạt động đang diễn ra tại nông trại của họ như môi trường, thời tiết, vụ mùa, côn trùng, dịch bệnh...
Hiện nay các phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học là hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi cũng như là định hướng chung của ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Các nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học không những kiểm soát được dịch bệnh, bảo vệ gia súc gia cầm, mang lại lợi ích cho người chăn nuôi nói riêng mà còn góp phần phát triển mục tiêu tăng trưởng của ngành Nông nghiệp nói chung.
Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng biết về khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học là gì và các nguyên tắc kèm theo.
Với mục đích ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào trong trại, hạn chế tối đa sự lây lan mầm bệnh trong các khu vực và ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài thì quy tắc an toàn sinh học trong chăn nuôi là quy tắc phải được ưu tiên hàng đầu của nhà nông.
Vậy, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi cần những yếu tố cơ bản nào? Yêu cầu trong xây dựng chuồng trại ra sao? Mời bà con tham khảo qua bài viết bên dưới.
Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang trở nên phổ biến ở nhiều địa phương, sức cạnh tranh thị trường ngày một tăng cao khi nhiều hộ gia đình, nhà hàng có thói quen và nhu cầu sử dụng ếch là nguồn thực phẩm chính.
Vì vậy, người chăn nuôi cần được tiếp cận với những kỹ thuật nuôi ếch bài bản hơn, lựa chọn các loại thức ăn chăn nuôi ếch giống an toàn, ít tốn kém để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất, mang lại nguồn lợi nhuận cao.
Mô hình chăn nuôi ếch là một mô hình mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân, ếch rất dễ nuôi và thích hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết Việt Nam.
Có nhiều loại mô hình chăn nuôi ếch như, kỹ thuật chăn nuôi ếch trong bể xi măng, trong ao đất, trong lồng…Để tạo cái nhìn tổng quát về cách chăn nuôi ếch cho người mới bắt đầu, Bác sĩ Nông nghiệp sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi ếch trong hồ xi măng là mô hình phổ biến nhất hiện nay
Ở phần trước, Bác sĩ Nông nghiệp đã gửi đến bà con thông tin về kỹ thuật chăn ếch bằng hồ xi măng và xây dựng mô hình chăn nuôi ếch hiệu quả từ chọn con giống. Trong phần tiếp theo này, mời bà con nông dân cùng tìm hiểu thông tin về các loại thức ăn, cách chăm sóc, điều trị bệnh và thu hoạch thành phẩm trong kỹ thuật chăn nuôi ếch.
Gần một thập kỷ nay heo rừng (hay lợn rừng) là loài động vật hoang dã ngoài được con người thuần chủng và chăn thả khá nhiều ở nước ta, loại heo này có ưu điểm thịt ngon, lượng mỡ thấp mang hương vị của rừng núi. Kỹ thuật nuôi lợn rừng ngày nay không còn khó như lúc trước, nhưng đòi hỏi người chăn nuôi cần bỏ nhiều thời gian và công sức.
Từ trước đến nay, hễ bàn đến chuyện nuôi heo thì mười người như một đều chọn các giống heo to con, nuôi 5 - 6 tháng đã nặng 100kg và bán được như: Yorkshire, Berkshire, Danois, Landrace … Với các giống heo nhà, heo cỏ nội địa vốn nhỏ con thì được ông bà mình ví von là “tiền bỏ ống”, một cách giữ đồng vốn mà thôi.
Tuy nhiên, nuôi heo rừng lai thì lại khác. Dưới đây là 5 thuận lợi khi bà con áp dụng mô hình nuôi heo rừng lai.