17/08/2024 - 12:49

Rắn Sọc Dưa – Nguồn Gốc Đặc Điểm Hình Dáng Và Tập Tính

Rắn sọc dưa được biết đến với tính cách rất hung dữ. Vì vậy, nhiều người không khỏi lo lắng rằng liệu rắn sọc dưa có độc không. Rắn sọc dưa cắn có sao không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này nhé!

Khi chạm trán với con người, rắn sọc dưa luôn tỏ ra vô cùng hung dữ. Vì vậy, chúng thường xuyên bị con người giết hại khi bắt gặp. Hơn nữa, loài rắn này lại rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được: “Rắn sọc dưa có độc không?”. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này, cũng như cách nhận biết các dấu hiệu khi bị rắn độc cắn nhé!

Rắn sọc dưa là gì?

Rắn sọc dưa hay còn gọi là rắn rồng, rắn hổ ngựa. Loài rắn này thuộc họ rắn nước, chúng phân bố kéo dài từ Ấn Độ, Bangladesh sang khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, rắn sọc dưa đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam.

Tại Việt Nam, rắn sọc dưa được phân bố trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nó thường được bắt gặp ở những khu vực đồng bằng và trung du, ở những nơi có nhiều cây cối, bụi rậm hoặc trong các hang chuột đã bỏ không. Trong một số trường hợp, với đặc tính leo trèo giỏi, rắn hổ ngựa cũng có thể được bắt gặp ở những bụi cây, mái nhà,…

Về đặc điểm, rắn sọc dưa trưởng thành có thể dài đến 2m và sống trên cạn. Để nhận biết rắn sọc dưa, bạn có thể nhận dạng bằng ba đường đen nhỏ. Trong đó, hai đường chạy xiên xuống mép trên, còn một đường qua thái dương. Thân rắn có 4 đường màu đen, chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân. Hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.

Thức ăn của rắn sọc dưa là thằn lằn, ếch nhái, cá và chim non. Ở những vùng quê Việt Nam, chúng chủ yếu ăn chuột. Cũng bởi loài rắn này săn chuột rất giỏi nên nó được coi là một loài động vật rất có ích cho nhà nông.

Rắn sọc dưa rất phổ biến tại Việt Nam 

Rắn sọc dưa có độc không?

Vậy rắn sọc dưa có độc không? Dù không có nọc độc nhưng rắn sọc dưa lại rất hung dữ. Chúng sẵn sàng tấn công phủ đầu đối thủ khi cảm thấy bị đe dọa. Khi gặp nguy hiểm, rắn sọc dưa sẽ dựng đứng một phần ba thân về phía trước khỏi mặt đất. Sau đó, há rộng miệng và cố gắng phình to phần da cổ để sẵn sàng tung ra những cú mổ.

Nếu bị rắn sọc dưa cắn, vết thương của bạn có thể dễ dàng bị chảy máu. Lúc này, bạn nên sát trùng kỹ để tránh bị nhiễm trùng. Cũng bởi rắn sọc dưa không có nọc độc nên nạn nhân hoàn toàn có thể tự xử lý ở nhà mà không cần đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, cần quan sát vết thương kỹ lưỡng và đều đặn, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế, không được chủ quan.

Rắn sọc dưa cắn có sao không?

Khi bị rắn sọc dưa cắn, dù không có bất cứ loại nọc độc nào nhưng nó vẫn tác động mạnh mẽ đến sức khỏe. Lúc này, một số người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện thần kinh tự động nguy hiểm. Chẳng hạn như: Buồn nôn, nôn ói, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, toát mồ hôi,… Các triệu chứng này rất khó có thể phân biệt với các biểu hiện toàn thân khác.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng rắn sọc dưa cắn chỉ gây thương tích ở tại chỗ. Vết thương thường xuất hiện từ 2 – 4 hàng trầy xước, xuất phát từ việc hàm trên của rắn ở khu vực cắn và bắt đầu gây đau nhức.

Rắn sọc dưa có độc không? Rắn sọc dưa hoàn toàn không có độc 

Cách nhận biết rắn độc cắn

Nếu không thể phân biệt được con rắn vừa tấn công mình có phải là rắn sọc dưa hay không. Bạn cũng có thể nhận biết liệu mình có bị rắn độc cắn không bằng cách quan sát vết rắn cắn:

  • Rắn độc: Nạn nhân sau khi bị cắn thường có phản ứng ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Biểu hiện rõ ràng nhất là miệng nạn nhân bị cứng lại, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, nôn ra máu. Khi nhìn vào vết thương, bạn sẽ thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ.
  • Rắn không độc: Rắn không độc thường sẽ không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn sẽ xuất hiện thêm 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và không có răng nanh.

Bên cạnh đó, khi bị rắn độc cắn, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng khác như:

  • Vết cắn bị sưng, tấy đỏ và bầm tím, lan ra phần da xung quanh vết cắn.
  • Người bệnh buồn nôn, nôn mửa.
  • Da nổi các cục u ngứa, phát ban hoặc mề đay.
  • Sưng môi, lưỡi và nướu.
  • Khó thở, thở khò khè, các dấu hiệu giống với bệnh hen suyễn.
  • Tinh thần bất ổn, lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Rối loạn nhịp tim,…
Bạn cần nhận biết dấu hiệu rắn độc cắn để sơ cứu đúng cách 

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Khi phát hiện vết răng của rắn cắn, bạn cần sơ cứu càng nhanh càng tốt để giảm thiểu những ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Quy trình cơ bản để sơ cứu khi bị rắn cắn là:

  • Bước 1: Cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an người bệnh.
  • Bước 2: Giữ nạn nhân ở tư thế nằm yên và hạn chế tiếp xúc với vết thương. Việc vận động quá nhiều có thể làm lây lan lượng độc tố dù là rất nhỏ đi đến những cơ quan khác trên cơ thể.
  • Bước 3: Nhanh chóng liên hệ với đội cấp cứu hoặc đưa người bị cắn đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bước 4: Buộc băng vải hoặc dải vải vào vị trí cách vết cắn khoảng 2 – 4cm về phía tim.
  • Bước 5: Sau một khoảng thời gian, nếu chỗ băng bị co rút hoặc đau, bạn cần nới lỏng băng để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Trong quá trình sơ cứu, bạn tuyệt đối không nên cắt vết cắn, hút độc tố, bôi thuốc hoặc cho bệnh nhân uống cồn để điều trị. Những phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương thêm ở vị trí xung quanh vết thương.

Rắn sọc dưa có độc không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ những cách phòng tránh nguy cơ bị rắn sọc dưa cắn sau:
  • Cần mặc đủ quần áo, bao phủ toàn thân khi đi vào khu vực có nhiều rắn.
  • Đeo thêm giày cao cổ, găng tay để bảo vệ cơ thể một cách tối đa.
  • Khi băng qua những khu rừng, đồng cỏ cao hay bãi cỏ có khả năng chứa nhiều rắn, bạn nên đi ra giữa đường.
  • Giữ gìn khu vực sống đảm bảo vệ sinh và sử dụng các phương pháp diệt trừ rắn hiệu quả.
  • Tránh đặt chân hoặc tay vào những nơi có hốc đá, lều, tảng đá,… có khả năng ẩn chứa rắn sọc dưa.
  • Nếu phát hiện rắn sọc dưa, bạn nên tránh tiếp cận và tuyệt đối không tấn công nó, khiến cho rắn đáp trả và cắn lại khi bị đe dọa.
  • Tuyệt đối không chạy thục mạng khi gặp rắn mà cần giữ bình tĩnh và thận trọng để tránh bị cắn.
Bạn hãy ghi nhớ kỹ cách phòng tránh bị rắn cắn 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Rắn sọc dưa có độc không?”. Hãy nhớ kỹ những cách phòng tránh cũng như các biện pháp sơ cứu khi bị rắn sọc dưa cắn để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!

Đánh giá post này

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất